05/09/2023 14:18

Ổ sán trong ống dẫn lưu đường mật của người đàn ông nghiện gỏi cá

Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (57 tuổi, ở Hòa Bình) mắc sán lá gan nhỏ. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân hay ăn món gỏi cá. Khoảng một tháng nay, tình trạng bệnh ngày càng nặng lên, mặc dù đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh.

Người đàn ông này nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. Trước đó, ở tuyến dưới bệnh nhân đã được chụp cắt lớp ổ bụng và phát hiện giãn đường mật trong gan và được chẩn đoán theo dõi u đường mật.

Ổ sán trong ống dẫn lưu đường mật của người đàn ông nghiện gỏi cá

Hình ảnh sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật.

Sau khi được chẩn đoán u đường mật gây tắc mật, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai và được tiến hành đặt ống dẫn lưu đường mật. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện thấy nhiều sán lá gan trưởng thành kích thước khoảng 0,5 - 1cm chui theo ống dẫn lưu ra ngoài, kèm theo xét nghiệm phân thấy được trứng sán.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra tắc, nhiễm trùng đường mật. Đây cũng là nguyên nhân nhiễm trùng máu khiến bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm mắc ung thư.

Sau khi được điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu, bệnh nhân hiện đã ổn định, tỉnh táo, hết sốt, đỡ hẳn vàng da, đỡ tắc mật hơn. Ống dẫn lưu không còn xuất hiện sán chui ra. Bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đây là một trường hợp hy hữu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc chẩn đoán sán lá gan nhỏ thường phát hiện khó khăn, phải nhờ vào đặt ống sonde hút dịch tá tràng để xét nghiệm mới tìm thấy trứng sán.

"Chưa bao giờ thấy có nhiều sán trưởng thành chui ra từ đường dẫn lưu mật cũng như trứng sán lá gan nhỏ phát hiện ở trong phân như vậy", PGS.TS Đỗ Duy Cường nói.

Theo các chuyên gia, bệnh sán lá gan là bệnh nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do tập quán sinh hoạt hay ăn gỏi cá và các thức ăn nấu chưa chín. Người bị nhiễm bệnh do sán lá gan nhỏ thường do ăn các loại cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín hay ăn gỏi cá sống ao hồ, cá nước ngọt.

Ổ sán trong ống dẫn lưu đường mật của người đàn ông nghiện gỏi cá

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Sau khi ăn ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, gây tổn thương ở đường mật làm tắc giãn đường mật ở trong gan. Còn sán lá gan lớn, người bị nhiễm bệnh thường do ăn các loại rau sống mọc ở dưới nước như (rau ngổ, rau cải xoong, rau rút, rau cần…) có nhiễm ấu trùng sán.

Bệnh gây ra các tổn thương áp xe trong gan và có thể nhầm với nhiều bệnh lý của gan khác như áp xe do vi khuẩn, khối u gan hay nang gan…

Các bác sĩ khuyến cáo, với người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại cá, ốc, các loại rau sống, rau thủy sinh chưa nấu chín… Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nam Anh

Tags:

Sán lá gan

nhiễm sán lá gan do ăn gỏi cá

ăn gỏi cá nhiễm sán lá gan

Tin cùng chuyên mục

4 món ăn tế bào ung thư ưa thích, nhiều người ăn hàng ngày mà không biết

Một số loại thực phẩm được coi là "món ăn ưa thích" của tế bào ung thư, tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển nhanh chóng.


Cảnh báo về tác hại đáng sợ với những người có thói quen uống trà hằng ngày, hãy uống một cách thông minh

Cảnh báo về tác hại đáng sợ với những người có thói quen uống trà hằng ngày, hãy uống một cách thông minh


Nghệ An xử lý thế nào với 278 cơ sở nhà đất, trụ sở bỏ hoang?

Thông tin với Gia đình Việt Nam sáng nay (17/4), Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Lê Hồng Vinh cho hay, địa phương đang ráo riết tháo "nút thắt" xử lý hàng trăm trụ sở công bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí nguồn lực, thất thoát tài sản công trên địa bàn.




Bộ Công Thương: Nếu không đạt được giải pháp tích cực với Mỹ, mục tiêu xuất khẩu 2025 sẽ bị ảnh hưởng

Bộ Công Thương: Nếu không đạt được giải pháp tích cực với Mỹ, mục tiêu xuất khẩu 2025 sẽ bị ảnh hưởng